Công - Nông - Lâm - Thủy sản

Đăng ngày 01 - 01 - 2015
Lượt xem: 1.207
100%

 

I/ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN:

1- Công nghiệp hóa chất từ muối:

 Ninh Thuận là nơi lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp có năng suất và chất lượng cao nhất cả nước. Đến năm 2010 diện tích làm muối gần 4.000 ha, sản lượng hàng năm 500 ngàn tấn tập trung ở vùng Quán Thẻ, Cà Ná (huyện Ninh Phước), Phương Cựu, Đầm Vua (huyện Ninh Hải, riêng vùng muối Cà Ná đã có cảng dành riêng cho vận chuyển muối. Với sản lượng trên đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất sau muối và chế biến muối tinh.

Ninh Thuận  kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất chế biến muối tinh để nâng cao chất lượng muối làm nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất sau muối trên địa bàn tỉnh.   

2- Chế biến đá granite:

Đá Granitte là loại khoáng sản có trữ lượng lớn, độ nguyên khối và lộ thiên dễ khai thác, thuận lợi về vận chuyển, đạt chuẩn về độ mịn, độ bóng và độ cứng, có nhiều màu sắc đẹp, có thể chế biến thành các sản phẩm phục vụ cho xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Đây là một lợi thế của tỉnh trong khi nhu cầu thị trường đang rất lớn, tỉnh chủ trương thu hút vốn đầu tư vào khai thác và chế biến đá granitte, xây dựng sản phẩm đá granitte trở thành sản phẩm chủ lực có quy mô lớn.

 

 

3- Công nghiệp nước khoáng:

Ninh Thuận có 2 mỏ nước khoáng (mỏ Tân Mỹ- huyện Ninh Sơn và Nhị Hà-huyện Ninh Phước) có quy mô lớn, chất lượng đạt tiêu chuẩn, nước có độ nóng cao, thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai, kết hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng nóng, tắm bùn..

 

4- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản:

Với đặc điểm khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi đặc thù có năng suất, chất lượng cao với quy mô, diện tích lớn và sản xuất được quanh năm. Ngoài nho với sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn có thể dùng cho chế biến rượu nho, chế biến nho khô..., các sản phẩm khác như mía cây, cây neem, bông hạt, thịt gia súc (bò, dê, cừu), gia cầm... với sản lượng lớn, quy mô, diện tích sẽ tiếp tục được mở rộng cùng với việc đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho, cây neem, các nông sản khác và thịt gia súc gia cầm đang là lĩnh vực tỉnh khuyến khích  kêu gọi đầu tư.

 

II/ NÔNG NGHIỆP:

1- Trồng trọt:

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh 60.113 ha. Với tiềm năng đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp còn lớn và một số công trình thủy lợi lớn sẽ được đầu tư trong giai đoạn đến năm 2010, sản xuất nông nghiệp trong những năm sắp đến sẽ tập trung vào 8 cây trồng chủ yếu là lúa, bắp, mỳ, mía, bông, thuốc lá, nho, điều. Trong đó tập trung phát triển các cây trồng đặc thù như nho ổn định diện tích 3.000 ha, cây neem-là cây đặc thù chỉ có ở Ninh Thuận với diện tích 5.000 ha, cây thuốc lá với diện tích 2.000 ha đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư các trung tâm giống có năng suất, chất lượng cao tại Ninh Thuận như Trung tâm nghiên cứu các giống cây chịu hạn tại Phước Nam và Dự án sản xuất giống cây trồng tại Sơn Hải huyện Ninh Phước sẽ là thuận lớn cho việc phát triển ngành trồng trọt của  tỉnh.

 

2- Chăn nuôi:

Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, diện tích đất trống, đồi trọc và đất chưa sử dụng còn khá lớn trên 100 ngàn ha, là thuận lợi cơ bản để Ninh Thuận phát riển mạnh ngành chăn nuôi vốn là thế mạnh của tỉnh với các loại vật nuôi đặc thù như bò, dê, cừu.

Trong những năm tới Ninh thuận tập trung phát triển toàn diện để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất theo hướng trang trại quy mô lớn, gắn với việc quy hoạch các đồng cỏ tại các vùng miền núi để chủ động thức ăn. Đến năm 2010 sẽ phát triển ổn định đàn gia súc đạt quy mô 350-370 ngàn con (bò, dê, cừu),  hàng năm cung cấp khoảng 16-17 ngàn tấn thịt hơi các loại cho thị trường.

Việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đặc thù mà tỉnh có lợi thế và chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như cây neem, thuốc lá ... và thịt gia súc, gia cầm đang là lĩnh vực tỉnh khuyến khích và kêu gọi đầu tư.

 

3- Lâm nghiệp:

Diện tích đất có rừng gần 160 nghìn ha, độ che phủ của rừng đạt hơn 47,6%, tổng trữ lượng 11 triệu m3 gỗ và 2,5 triệu cây tre nứa, trong đó rừng sản xuất 58,5 ngàn ha, trữ lượng 4,5 triệu m3, rừng phòng hộ đầu nguồn 98,9 ngàn ha trữ lượng 5,5 triệu m3. Rừng của Ninh Thuận là một thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái.

III/ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

1- Phát triển các khu công nghiệp:

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải pháp hàng đầu là phát triển ngành công nghiệp, trong đó giải pháp đột phá là xây dựng các khu công nghiệp.

Giai đoạn 2006-2010 tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai 2 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Du Long với quy mô 430ha nằm ở phiá Bắc tỉnh và Khu công nghiệp Phước Nam với quy mô 400 ha ở phía Nam tỉnh.

Cả hai khu công nghiệp đều nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, gần cảng hàng hóa Ba Ngòi 20 km và sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa).

 

Ngoài ra, tỉnh đang quy hoạch để phát triển Công nghiệp Dốc Hầm- Phước Diêm- Ninh Phước 500 ha gắn với cảng Cà Ná, nằm gần quốc lộ 1A (cách 4km) để phát triển công nghiệp đóng sửa tàu biển, hóa chất sau muối.

Ninh Thuận sẽ tạo môi trường điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện dự án tại các Khu công nghiệp của tỉnh

 

2- Chương trình mở rộng các đô thị:

Mở rộng đô thị phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao   động gắn với hình thành các khu đô thị mới với mục tiêu nâng tỷ lệ dân số sống ở thành thị lên 34%, hình thành các khu đô thị mới với diện tích gần 1.000 ha.

 

Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có diện tích tự nhiên 79,4 km2, dân số 164 nghìn người. Hướng mở rộng không gian đô thị của thành phố về phía đông bắc và tây bắc với quy mô dân số khoảng 200 ngàn người.

Vùng ven biển với lợi thế gắn với khu du lịch biển Bình Sơn-Ninh Chữ, và thuận lợi về giao thông, với quy mô diện tích hơn 570 ha, được quy hoạch xây dựng các khu dân cư chủ yếu sau:

- Khu dân cư Bắc đường Trần Phú: Quy mô diện tích 96 ha, có khả năng xây dựng nhiều căn hộ và khu chung cư.

- Dự án Khu dân cư Bắc Bình Sơn, có vị trí thuận lợi nằm sát khu du lịch biển Biình Sơn-Ninh Chữ, được quy hoạch thành khu dân cư cao cấp với quy mô diện tích 225 ha (chủ yếu xây dựng nhà ở biệt thự, nhà ở liên kế, đất chia lô và nhà chung cư), đất phát triển du lịch 100 ha

- Dự án Khu dân cư K2-Bắc đường 16/4: Được quy hoạch thành khu đô thị mới cao cấp, Có vị trí nằm sát khu du lịch biển Bình Sơn - Ninh Chữ với quy mô 224 ha, trong đó đất ở 94 ha.

- Khu dân cư Phước Mỹ 2 quy mô 24 ha trong đó diện tích đất ở 9 ha.

Mở rộng các thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải), Phước Dân (huyện Ninh Phước) và Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) trở thành những đô thị vệ tinh của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Việc đầu tư xây dựng các khu dân cư hình thành các khu đô thị mới đang là lĩnh vực mà tỉnh Ninh Thuận khuyến khích kêu gọi đầu tư.

3- Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, nhất là giao thông ven biển:

Đây là những dự án trọng điểm của tỉnh để khai thác các tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đẩy nhanh việc hình thành 5 khu du lịch biển và phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới. Cụ thể như sau:

- Xây dựng tuyến đường ven đầm Nại để phát triển vùng đô thị mới Khánh Hải và khu du lịch Đầm Nại.

- Nâng cấp tuyến đường ven biển Phú Thọ - mũi Dinh (bao gồm xây dựng mới cầu An Đông nối Đông Hải-Phú Thọ) tạo giao thông thông suốt vùng ven biển để khai thác hàng ngàn ha đất ven biển phát triển các khu du lịch biển và và hình thành khu đô thị ven biển.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Cơ sở hạ tầng(01/01/2015 7:07 SA)

Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển (01/01/2015 7:06 SA)

Điều kiện tự nhiên xã hội(01/01/2015 7:06 SA)

4 người đang online
°